Thuốc nhuộm tóc có thể gây ung thư, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Phụ nữ nhuộm tóc quá 6 lần/năm làm tăng nguy cơ ung thư vú
Đang cho con bú có nên nhuộm tóc, sơn móng tay, làm đẹp?
Thuốc nhuộm tóc và thuốc duỗi tóc làm tăng nguy cơ ung thư vú
Nổi mụn, rỉ nước vàng khắp đầu vì thuốc nhuộm tóc
1. Ung thư
Một số thành phần có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ung thư khi thử nghiệm trên động vật. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, các công ty sản xuất thuốc nhuộm tóc đã loại bỏ một số chất này để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà khoa học không có câu trả lời chính xác về việc liệu các thuốc nhuộm tóc hiện tại có chứa các chất gây ung thư hay không.
Một cuộc khảo sát năm 2009 cho thấy, các thợ nhuộm tóc đã làm việc trên 10 năm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư bàng quang.
Các nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa việc nhuộm tóc và khả năng phát triển u lympho không Hodgkin. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số bằng chứng cho thấy, việc sử dụng thuốc nhuộm tóc có thể làm cho một người có khả năng mắc bệnh ung thư bạch cầu cấp tính.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác không ủng hộ tuyên bố này. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, các nhà sản xuất thuốc nhuộm tóc không còn sử dụng hai loại hóa chất có khả năng gây ung thư nữa và không có đủ "bằng chứng đáng tin cậy" về mối liên quan giữa thuốc nhuộm tóc và ung thư.
2. Dị ứng
Phản ứng dị ứng với thuốc nhuộm tóc khá phổ biến vì nó chứa paraphenylenediamine (PPD), một chất gây dị ứng thông thường. Những người dễ bị viêm da có thể có khả năng bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc.
Thuốc nhuộm tóc có thể gây dị ứng, ngứa ngáy
Hướng dẫn trên hộp thuốc nhuộm tóc thường sẽ khuyên bạn nên sử dụng một lượng nhỏ dung dịch nhuộm trên khuỷu tay và để cho nó khô xem có bị dị ứng như phát ban, ngứa, mắt sưng, thở khò khè và buồn nôn hay không.
3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Chì acetate thường là một thành phần của thuốc nhuộm tóc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chì acetate có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.
Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất tìm thấy trong các sản phẩm làm tóc (kể cả thuốc nhuộm tóc), làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các thợ làm tóc.
Tuy nhiên, FDA cho rằng, mức độ chì acetate có trong thuốc nhuộm tóc không đủ để cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, họ lưu ý nên có cảnh báo trên tất cả các sản phẩm nhuộm tóc.
4. Ảnh hưởng đến mái tóc
Thường xuyên nhuộm tóc có thể làm cho tóc của bạn trở nên khô xơ. Amoniac chứa trong thuốc nhuộm tóc thâm nhập vào trục tóc và lớp biểu bì, khiến tóc mất đi bộ bóng. Nhiều nhà sản xuất thuốc nhuộm tóc đã ngừng sử dụng amoniac trong sản phẩm của họ, nhưng ngay cả như vậy, tất cả các hóa chất khác trong thuốc nhuộm tóc cũng gây hại cho tóc của bạn.
Khi nhuộm tóc, hãy đảm bảo tuân theo một số biện pháp phòng ngừa an toàn như dưới đây:
- Luôn luôn làm theo các hướng dẫn in trên bao bì thuốc nhuộm tóc.
- Hãy thử kiểm tra phản ứng dị ứng như hướng dẫn, đặc biệt là nếu bạn nhuộm tóc lần đầu tiên hoặc thử một thương hiệu mới.
- Luôn đeo găng tay bảo vệ khi nhuộm tóc, đừng để thuốc nhuộm chạm vào mắt.
- Không nên để thuốc nhuộm tóc ở trên tóc lâu hơn thời gian khuyến cáo trên bao bì.
- Không nhuộm tóc nếu da đầu bị ngứa.
- Đừng bao giờ dùng thuốc nhuộm tóc trên lông mi hoặc lông mày của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến đôi mắt, thậm chí có nguy cơ bị mù.
Phụ nữ mang thai nhuộm tóc có hại gì?
Nhiều phụ nữ do dự khi nhuộm tóc trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh con vì có quá nhiều hóa chất. Tuy nhiên, chỉ có rất ít thuốc nhuộm tóc được hấp thụ vào da, ít có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Có rất ít hoặc không có nguy cơ các hóa chất từ thuốc nhuộm tóc xâm nhập vào máu và ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn.
Do những rủi ro liên quan đến thuốc nhuộm tóc, các chuyên gia khuyên bạn nên chờ đến cuối tam cá nguyệt đầu tiên (sau 3 tháng) mới nhuộm tóc.
Bình luận của bạn